Tin tức

Hướng Dẫn Tư Thế Ngồi Chuẩn Khi Lái Xe Ô Tô

Tư thế ngồi lái xe đúng cách tuy không góp phần vào việc vận hành xe chạy nhưng lại mang ý nghĩa rất quan trọng đối với người cầm lái trong quá trình điều khiển xe. Theo đó, cách ngồi lái chuẩn không những mang lại sự thoải mái và dễ chịu trên hành trình mà còn giúp các bác tài tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe thường gặp như: tê mỏi hay đau nhức vai, lưng, cột sống... Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Dothanh Auto xin hướng dẫn các bạn cách để có một tư thế ngồi lái xe đúng, cùng ghi nhớ nhé!

Hướng dẫn tư thế ngồi chuẩn khi lái xe ô tô

Hướng dẫn tư thế ngồi chuẩn khi lái xe ô tô, xe tải

1. Tư thế ngồi vào ghế

Nguyên tắc cơ bản đầu tiên khi ngồi vào ghế lái là cần đẩy hết thân người về phía lưng ghế sao cho phần mông và hông đều sát mặt ghế, đảm bảo không có khoảng hở nào ở góc gập ghế.

Tư thế ngồi vào ghế

Hình ảnh minh họa tư thế ngồi vào ghế. Nguồn ảnh: VnExpress

2. Chỉnh khoảng cách ghế

Đạp chân phanh hết mức và chỉnh ghế lùi về sau (hoặc gần lại phía vô lăng) sao cho góc gập đầu gối vào khoảng 120 độ là phù hợp và tối ưu nhất. Điều này sẽ giữ tư thế chân của bạn không bị co gấp nhiều cũng không bị tình trạng “với sức” khi đạp, nhả chân phanh cũng như chân ga và chân côn (nếu có). 

Chỉnh khoảng cách ghế

Hình ảnh minh họa chính khoảng cách ghế. Nguồn ảnh: VnExpress

3. Điều chỉnh độ nghiêng của ghế

Độ nghiêng/ngả của ghế sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào vị trí, kích thước vô lăng và tầm vóc của người lái.

Một trong những cách để chỉnh góc nghiêng ghế cho phù hợp là tài xế duỗi thẳng hai tay lên phần trên của vô lăng, nếu cánh tay song song với sàn thì góc nghiêng ghế này là phù hợp. Cách này thường được áp dụng đối với xe cá nhân, xe ô tô con hơn là với những dòng xe chuyên dụng có kích thước vô lăng lớn (như xe tải, xe đầu kéo, xe bus,...).

Chỉnh độ nghiêng của ghế

Hình ảnh minh họa cách chỉnh độ nghiêng của ghế. Nguồn ảnh: VnExpress

Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng cách so phương của lưng ghế với cột vô lăng, nếu chúng ở vị trí song song (tương đối) là phù hợp. Hoặc là thử điều chỉnh lưng ghế ở góc nghiêng trong khoảng 95 - 110 độ cho đến khi cảm thấy ưng ý và thoải mái nhất.

4. Chỉnh chiều cao và độ nghiêng ngả của vô lăng

Chiều cao của vô lăng nên chỉnh sao cho góc tay ngang người và không làm hạn chế tầm nhìn vào cụm đồng hồ hiển thị thông số. Ở bước này, bạn nên đặt tay ở góc 9 giờ và 3 giờ để thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.

Chỉnh chiều cao và độ nghiêng ngả của vô lăng

Đặt tay ở góc 9 giờ và 3 giờ để thực hiện điều chỉnh vô lăng. Nguồn ảnh: VnExpress

>> Xem thêm: Tư thế cầm và kỹ thuật quay vô lăng đúng cách

Ở một số dòng xe tải như DOTHANH IZ Series của Đô Thành được lắp đặt loại vô lăng gật gù còn có thể tùy chỉnh các hướng ngả trước - sau giúp bạn sử dụng vô lăng khi lái xe được dễ dàng và với tư thế thoải mái nhất.

Vô lăng gật gù ở các dòng xe tải DOTHANH IZ Series

Hình ảnh vô lăng gật gù ở các dòng xe tải DOTHANH IZ Series

5. Khoảng cách từ vô lăng đến người lái

Khoảng cách vô lăng phù hợp nhất là cách khoảng 25 - 30 cm (10 inch) so với vai người lái. Ở khoảng cách này, góc tay tài xế sẽ gập một góc khoảng 120 độ.

khoảng cách từ vô lăng đến người lái

Hình ảnh minh họa khoảng cách từ vô lăng đến người lái. Nguồn ảnh: VnExpress

6. Chỉnh chiều cao ghế 

Việc chỉnh chiều cao ghế nhằm mục đích giúp tài xế quan sát phía trước và cụm đồng hồ thông số được dễ dàng, tránh gây mỏi cổ.
Với người có tầm vóc và chiều cao trung bình sử dụng các dòng xe phổ thông thì nên chỉnh chiều cao ghế sao cho khoảng cách giữa đầu và trần xe bằng chiều rộng của 1 bàn tay. 
Trường hợp chiều cao người hoặc xe không ở mức trung bình (vd: xe mui trần, trần cao,...) thì nên điều chỉnh ghế để mắt người nhìn ngay phía trên khoảng giữa của kính chắn gió.

Chỉnh chiều cao ghế để có tầm nhìn quan sát tốt

Chỉnh chiều cao ghế để có tầm nhìn quan sát tốt. Nguồn ảnh: VnExpress

7. Phần tựa đầu ghế

Tựa đầu ghế nên được điều chỉnh sao cho mép trên ở ngay phía trên mí mắt tài xế một chút. Khoảng cách từ tựa đầu tới gáy không quá xa (từ 2 đến 3cm). Nguyên nhân bởi khi xe chạy người có xu hướng lao về trước nên chọn khoảng cách này ngắn sẽ giúp giữ an toàn và đỡ mỏi cổ hơn.

điều chỉnh phần tựa đầu ghế

Hình ảnh minh họa cách điều chỉnh phần tựa đầu ghế. Nguồn ảnh: VnExpress

Một số lưu ý sau các bước điều chỉnh tư thế ngồi

  • Sau khi hoàn tất phần điều chỉnh ghế và vô lăng, nên kiểm tra lại bằng cách đặt cổ tay ở điểm cao nhất của vô lăng. Nếu cổ tay để thoải mái tại điểm đó, thậm chí có thể hơi ôm lấy vô lăng, trong khi vẫn giữ vai tì vào lưng ghế tức tư thế đã đúng.
  • Tài xế kiểm tra tầm nhìn của mình theo nhiều hướng đã bao quát chưa, có bị hạn chế hay có góc khuất nào khó quan sát không. Thêm vào đó là xem lại phần gương chiếu hậu sao cho vừa tầm mắt (ở vào giữa hoặc nửa trên trong gương). Giữ mắt quan sát hướng lên trên chứ không nên cúi xuống giúp kiểm soát được nhiều tình huống hơn.
  • Ngoài ra, một số hãng sản xuất xe ô tô cũng thường xuyên nâng cấp thiết kế phần ghế lái tích hợp thêm nhiều tùy chỉnh khác. Do đó, tài xế nên tận dụng để có tư thế lái xe thoải mái nhất cho mình.

>> Xem thêm: Lái xe đường dài làm sao giữ an toàn, giảm mệt mỏi?

Qua những chia sẻ trên, Đô Thành hy vọng sẽ giúp ích cho các bác tài có được một tư thế ngồi lái xe thật thoải mái và đảm bảo sức khỏe sau những chặng đường dài.

backtop
Dịch vụ
Kinh doanh
Phụ tùng
Hotline
Hotline